Skip to content

Nâng ngạch

-Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Mỗi ngạch có một mã ngạch duy nhất. Tại trường ĐH công lập, bảng bên dưới là một ví dụ thường thấy về các ngạch






Nghề nghiệp Chuyên môn Cấp bậc Ngạch Mã ngạch
Giảng dạy CNTT viên Giảng viên V.07.01.03
Giảng dạy Toán chính Giảng viên chính V.07.01.02
Giảng dạy CNTT cao cấp Giảng viên cao cấp V.07.01.01
Nghiên cứu CNTT viên Nghiên cứu viên 13.092
Nghiên cứu CNTT chính Nghiên cứu viên chính 13.091
Nghiên cứu Toán Cao cấp Nghiên cứu viên cao cấp 13.090
Chuyên trách Tổng hợp viên Chuyên viên 01.003
Chuyên trách Tổng hợp chính Chuyên viên chính 01.002

-Mỗi ngạch có nhiều bậc lương, theo thứ tự gọi là bậc 1, bậc 2, bậc 3, .... Ví dụ, các ngạch Giảng viên có các bậc lương (hệ số lương) được quy định như sau:



  Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9
Giảng viên 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Giảng viên chính 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78  
Giảng viên cao cấp 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00      

Lương của viên chức được tính bằng Hệ số lương x mức lương cơ sở

Ví dụ: Lương của giảng viên chính, bậc 1 = 4.4 x 1,490,000= 6,556,000 

- Mỗi ngạch có các điều kiện và tiêu chuẩn riêng. Nâng ngạch nghĩa là chuyển từ ngạch cấp bậc thấp lên ngạch có cấp cao hơn. Ví dụ, nâng ngạch từ Giảng viên lên Giảng viên chính.